Bạn đang thắc mắc khái niệm procurement là gì, làm cách nào giúp phân biệt Procurement và Purchasing đúng chứ!! Có thể thấy rằng, hoạt động cung ứng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là các xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn. Trong hoạt động này, Purchasing và Procurement là hai khái niệm quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm.
Procurement là gì?
Procurement nghĩa là thu mua, tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa dịch vụ. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Procurement là một hoạt động thu thập mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ nhằm mục đích cho việc sản xuất cũng như tạo ra hàng hóa.
Xem thêm: above the line là gì
Quy trình Procurement thường là một phần của chiến lược doanh nghiệp tùy vào khả năng kinh doanh cũng như mục đích sản xuất để quyết định số lượng thu mua mà doanh nghiệp đó sẽ triển khai.
Một quy trình của Procurement vô cùng đa dạng và có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên một quy trình của procurement đều đảm bảo những đặc điểm chung sau đây:
- Đã xác định rõ nhu cầu cụ thể mà quy trình thu mua hướng đến.
- Có các báo cáo chi tiết về việc thu mua có bảng giá chi tiết từ các nhà cung cấp để lựa chọn ra nhà cung cấp có mức giá tốt nhất.
- Có số liệu đối chiếu giữa các hóa đơn từ nhà cung cấp với những hàng hóa đã thu mua.
Nguyên tắc của Procurement
Trong hoạt động Procurement sẽ có những nguyên tắc cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần làm đó là việc Procurement là hàng hóa được thu mua nhằm mang lại lợi ích cho công ty.
Chính do đó, điều mà mỗi doanh nghiệp cần ở Procurement là luôn phải cố gằng thu mua với mức giá tốt nhất trên thị trường. Đây là yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều cần để giảm thiểu tối đa chi phí cho hoạt động này.
Trong quá trình thu mua, doanh nghiệp lên tìm kiếm một nhà cung cấp tốt nhất và đáng tin tưởng trên thị trường. Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần có một Procurement có kỹ năng và kiến thức thị trường tốt.
Kỹ năng của nhân viên Procurement
Đối với nhân viên Procurement, cần có những kỹ năng quan trọng nhất định như khả năng đàm phán, sáng tạo, đức tính trung thực. Bên cạnh đó mỗi nhân viên Procurement cũng cần có khả năng giao tiếp tốt.
Một nhân viên Procurement chuyên nghiệp sẽ là người nắm khá rõ kiến thức về thị trường để biết rằng sản phẩm mình mua là gì và nhà cung cấp phù hợp nhất với sản phẩm mình thu mua là ai, đồng thời đánh giá được những rủi ro trong quá trình thu mua.
Một nhân viên Procurement tốt sẽ có thể thu mua được mức giá hàng hóa, nguyên liệu tốt nhất cho doanh nghiệp, đây cũng là yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang cần giúp tăng thu, giảm chi.
Phân biệt Procurement và Purchasing
Procurement và Purchasing là hai khái niệm được dùng để chỉ những người chịu trách nhiệm thu mua hàng hóa sản phẩm, tuy vậy Procurement và Purchasing lại có sự khác nhau về bản chất. Vậy hãy so sánh cụ thể hơn hai khái niệm này dưới những chỉ tiêu đánh giá dưới đây:
Về hàng hóa sản phẩm dịch vụ thu mua: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Procurement và Purchasing đó là việc hàng hóa và sản phẩm dịch vụ thu mua khác nhau. Purchasing ít tác động đến chi phí trực tiếp của sản phẩm, tần suất giao dịch và các chỉ số tác động đến giá mua thì Procurement lại chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chi phí giao dịch.
Xem thêm: Zalo OA là gì
Chiến lược sử dụng: Ở vị trí Purchasing sẽ mất ít thời gian hơn so với vị trí nhân viên của Procurement. Với nhân viên Purchasing họ hoàn toàn có thể tự hoàn thành tất việc thu mua một một cách đơn giản, điều này là điều mà Procurement khó có thể làm được.
Đánh giá chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp: Nhiệm vụ của Procurement là phải luônđảm bảo về chất lượng hàng hoá từ các nhà cung cấp. Ngược lại, Purchasing lại thu mua theo yêu cầu của cấp trên để báo cáo, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp giúp bạn trả lời cho câu hỏi Procurement là gì, cũng như những điểm khác biệt giữa Procurement và Purchasing mà bạn nên biết. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về khai niệm này.
[…] Xem thêm: procurement là gì […]