Với sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo đòi hỏi những marketer phải không ngừng học hỏi, cập nhật những công cụ mới. Và Customer data platform là một trong số đó.
Vậy customer data platform là gì? Tại sao các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược quảng cáo cần phải chú ý tới công cụ này? Đáp án cho những thắc mắc này sẽ có ngay trong bài viết hôm nay.
Giải đáp thắc mắc Customer data platform là gì?
Được đánh giá là một nền tảng dữ liệu tuyệt vời đối với marketing, Customer data platform là gì? là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn xây dựng những chiếc lược quảng cáo thành công. Bởi nếu không có đủ dữ liệu và hệ thống quản lý, khai thác dữ liệu tốt, chiến dịch marketing sẽ không đạt được những kết quả đúng như mong muốn.
Customer data platform (viết tắt CDP) là nền tảng tập hợp các dữ liệu khách hàng thu thập được thông qua khảo sát, tương tác trên website, ứng dụng di động… Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu có tính thống nhất, rõ ràng giữ vai trò quan trọng giúp marketer tìm kiếm những phân khúc khách hàng tiềm năng.
Các dữ liệu về khách hàng này có thể dễ dàng truy xuất bởi một bên thứ ba hoặc nội bộ công ty để tiến hành phân tích và xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
CDP khai thác các nguồn dữ liệu khách hàng như thế nào?
Ngày nay, việc sử dụng CDP trong Digital marketing cực kỳ phổ biến. Song khá nhiều người vẫn còn bị mơ hồ về việc customer data platform là gì?. Sự ra đời của CDP giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các luồng dữ liệu thu thập từ bên ngoài.
Những nguồn dữ liệu sẽ được CDP thu thập và xử lý bao gồm:
- Thông tin liên quan tới khách hàng: Họ tên, địa chỉ, Ngày tháng năm sinh, Email… Một số hệ thống CDP cải tiến có thể lưu trữ các dự đoán về hành vi tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng.
- Các dữ liệu về hành vi mua hàng và tương tác của khách hàng trên các trang website, ứng dụng di động hoặc trên các trình duyệt điện thoại.
- Những dữ liệu chuyển đổi: Giao dịch thanh toán, số lần quay trở lại trang mua hàng và một số thông tin cung cấp từ các nền tảng giao dịch thương mại điện tử hoặc POS.
- Các chỉ số chiến dịch bao gồm: số lần kết nối, tương tác và một số chỉ số liên quan khách.
- Các dữ liệu thu thập được từ dịch vụ khách hàng gồm: dữ liệu chat online, số lượng và độ dài của mỗi lần tương tác, điểm NPS, tần suất, dữ liệu khai thác từ hệ thống CRM.
Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng CDP trong marketing?
Mục đích của marketing đó là định vị hình ảnh doanh nghiệp, tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng thu lợi nhuận. Việc doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đồng nghĩa với câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp đang có một lỗ hổng lớn.
Nếu khách hàng cho rằng, bạn không quan tâm và không thể đáp ứng nhu cầu của mình. Họ sẽ tìm tới các đối thủ cạnh tranh của bạn để mua hàng. Chi phí tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng quay lại sẽ tốn kém hơn nhiều chi phí để chăm sóc, phục vụ khách hàng.
Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao mà một doanh nghiệp cần ứng dụng CDP một cách thông minh. Một nền tảng cung cấp dữ liệu khách hàng đầy đủ, dễ truy xuất và hoạt động hiệu quả là điều cần thiết. Những thông tin này sẽ vô cùng hữu ích cho những định hướng sản xuất và kinh doanh này của doanh nghiệp.
Thời gian cần thiết để xây dựng nền tảng CDP
Thời gian thiết lập nền tảng CDP dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ước tính doanh nghiệp thông thường sẽ mất từ 4 đến 12 tuần để xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu hoàn chỉnh.
Các yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm đó là: độ phức tạp của việc tích hợp, kết quả mong muốn thu được từ CDP, tình trạng cập nhật dữ liệu, độ chi tiết của dữ liệu…
Tham khảo: Giải pháp khách hàng 4.0
Sử dụng Customer data platform trong Marketing như thế nào?
- Customer Journey Map: Giúp doanh nghiệp theo dõi được những dữ liệu từ các thiết bị khác nhau về hành trình của khách hàng. Nó thể hiện từ lần đầu tiếp cận thương hiệu đến khi mua hàng.
- Google Analytics: Giúp doanh nghiệp có thể xác định được lượng truy cập cũng như niềm tin từ khách hàng với thương hiệu. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp nhận biết được những lỗi mà website đang gặp phải.
- Tỷ lệ không bỏ sản phẩm vào giỏ hàng: Những số liệu này giúp bạn biết được trải nghiệm của khách hàng trên website của mình. Như vậy bạn có thể biết được cách để cải thiện để hiệu quả hơn.
- Đánh giá từ khách hàng: Khi khách hàng sử dụng sản phẩm thấy tốt sẽ giới thiệu đến người thân và bạn bè. Hãy tạo nền tảng thuận lợi để họ có thể xếp hạng cũng như nhận xét cho doanh nghiệp bạn. Đồng thời theo dõi đánh giá của khách hàng trên các mạng xã hội.
Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các bạn độc giả hiểu được customer data platform là gì? customer data platform là gì. Đồng thời biết cách ứng dụng CDP trong marketing để phát triển doanh nghiệp của mình theo lộ trình một cách hiệu quả và đúng đắn.