Đã là người làm marketing bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về ngành này. Trước hết cần hiểu được CDP là gì? Thông qua CDP bạn sẽ có nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ cho chiến dịch quảng cáo và nâng cao doanh số bán hàng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm CDP, đừng tiếc khi dành ít phút để theo dõi bài viết sau nhé.
Cùng tìm hiểu CDP là gì?
Với dân marketing chuyên nghiệp thì sẽ không còn xa lạ với thuật ngữ CDP là gì nữa. Những đối với người mới thì khác, chắc chắn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn làm chiến dịch về marketing.
CDP là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Customer Data Platform. Đây thực chất là nền tảng thu thập, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn cập nhật thành Customer Profiles (thông tin khách hàng) đầy đủ và rõ ràng.
Nguồn dữ liệu này sẽ được cung cấp tới các bộ phận liên quan để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược truyền thông. Đồng thời đẩy mạnh doanh số bán hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: Customer data platform là gì
CDP là phương pháp hiệu quả giúp bạn tổng hợp các dữ liệu về khách hàng. Từ đó, làm căn cứ đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hướng tới đúng đối tượng khách hàng. Nên nhớ phân biệt sự khác nhau giữa CDP và CRM. CRM chủ yếu lưu trữ về các dữ liệu giao dịch của khách hàng. Vì vậy, nó không phản ánh hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Phân tích hiệu quả của việc xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng CDP
CDP sẽ tiếp nhận các nguồn dữ liệu phân tán đến từ ERP, CRM, các hoạt động truyền thông. Sau đó sắp xếp và tổ chức chúng thành một hồ sơ chung suy nhất.
Lấy ví dụ, thông tin của khách hàng sẽ được lưu tại phần mềm bán hàng hoặc CRM, file excel. Để tìm kiếm thông tin chung của một khách hàng bạn phải mở nhiều trang quản lý. Việc này vừa tốn thời gian lại kém hiệu quả. Do bạn khó có được các nhìn bao quát về hành vi và thói quen mua hàng của khách.
Đó cũng là lý do tại sao CDP ra đời. Nó cho phép bạn tiếp nhận dữ liệu từ các nguồn khác nhau tạo nên một cơ sở dữ liệu tổng hợp. Thông qua đó, bạn có thể biết được khách hàng đến từ đâu, hành vi mua sắm và những lý do thúc đẩy họ mua hàng.
Dựa trên nền tảng CDP cung cấp cho các bên những API để kết nối và xây dựng kế hoạch quảng cáo.
Ưu điểm của việc sử dụng CDP trong marketing
CDP có những ưu điểm nổi bật gì? Thông qua nền tảng dữ liệu này doanh nghiệp sẽ nhận được những gì? Cùng tiếp tục theo dõi ngay dưới đây nhé!
Khả năng thích ứng tốt không sợ lỗi thời
Nền tảng dữ liệu CDP mang đến cho doanh nghiệp công cụ tuyệt vời kết nối linh hoạt với hệ thống công nghệ và thích ứng nhanh với sự thay đổi về hành vi của khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu và mang lại nhiều trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Nhiều bộ phận liên quan có thể truy cập, khai thác dữ liệu CDP
CDP cho phép nhiều bộ phận và các bên liên quan có thể truy cập sử dụng dữ liệu khách hàng. Từ đó, xây dựng các chiến lược định hình phát triển doanh nghiệp. Các hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng đều phải dựa trên nguồn dữ liệu này.
Tăng hiệu quả hoạt động của chiến lược quảng cáo
Thông qua nền tảng CDP, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian và tiền bạc cho việc xây dựng hình ảnh và tiếp cận những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
Tham khảo: Chăm sóc khách hàng 4.0
Những lợi ích CDP đem lại cho cá nhân và doanh nghiệp
CDP là gì? Những lợi ích nó có thể đem đến cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh ra sao?
Chúng ta sẽ cùng điểm lại một số lợi ích chủ yếu sau đây:
- Giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về khách hàng và hành vi mua sắm.
- Tạo nên nền tảng cơ sở dữ liệu thống nhất về hồ sơ khách hàng liên quan đến: lịch sử mua hàng, thông tin cá nhân, thói quen truy cập,… từ các nguồn dữ liệu khác nhau.
- Thông qua CDP, doanh nghiệp có thể dự đoán được hành vi và những nhu cầu, mong muốn phát sinh của người tiêu dùng.
Trường hợp nào nên sử dụng CDP?
CDP trong trường hợp nào thì doanh nghiệp nên sử dụng? Khi nắm bắt chính xác và thành thạo CDP, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích mà nó mang lại. Những trường hợp mà doanh nghiệp cần sử dụng CDP là:
- Tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo marketing: Khi chạy quảng cáo thì sẽ có rất nhiều người biết đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng CDP doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được khá nhiều chi phí. Bởi vì những công cụ của CDP giúp hạn chế và sàng lọc những khách hàng không cần thiết. Từ đó giữ lại những khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm.
- Cá nhân hóa khách hàng: Khách hàng khi truy cập website để tìm hiểu sản phẩm, dùng CDP thì những lần tiếp theo những sản phẩm ưu đãi, chương trình khuyến mãi chắc chắn họ sẽ nhận được. Mọi dữ liệu, danh tính và nhu cầu của khách được đồng bộ tạo thành bộ hồ sơ cá nhân hóa cụ thể và chi tiết nhất.
- Nắm bắt Insight khách hàng: CDP là sợi dây liên kết và kết nối chặt chẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi nắm bắt được insight khách thì các chiến lược marketing sẽ đạt hiệu quả cao.
Hiểu rõ CDP là gì sẽ rất có lợi cho công việc của một người làm công việc marketing. Hãy nhớ đón đọc nhiều bài viết bổ ích cung cấp thêm nhiều kiến thức về SEO marketing nhé.
[…] Có thể bạn quan tâm: CDP là gì? […]