Bạn đang thắc mắc Retention là gì? Đây sẽ là bài viết giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách rõ ràng nhất! Như bạn đã biết, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, yếu tố đầu tiên cần quan tâm nhất đó là khách hàng.
Có thể nói rằng khách hàng là yếu tố quyết định đến bờ vực sống còn của một doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không có khách hàng dự trữ, lúc đó doanh nghiệp chắc chắn đang ở trạng thái nguy hiểm. Đây là lúc doanh nghiệp cần quan tâm đến việc lên chiến lược kinh doanh ngay lập tức. Lúc này một yếu tố cần chú trong nhiều nhất đó chính là Retention Rate.
Retention là gì?
Retention là Sự Giữ Lại; Tiền Giữ Lại, Dành Lại, Khấu Trừ.
Retention Rate là gì?
Retention Rate nghĩa là tỷ lệ duy trì, đây là một thước đo cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp. Trong kinh doanh, con số Retention Rate thể hiện chính là tỷ lệ khách hàng quay lại với doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì tỷ lệ này đạt mức tối thiểu để doanh nghiệp có thể mang lại mức doanh thu đạt mức an toàn. Khi tỷ lệ quá thấp, tháp dưới mức an toàn thì doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh của mình sao cho phù hợp nhất.
Customer retention là gì?
Customer retention được hiểu là giữ chân khách hàng, cụ thể hơn toàn bộ các hoạt động của một doanh nghiệp hướng tới việc gia tăng số lượng khách hàng quay lại để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, làm sao để một doanh nghiệp giữ chân được khách hàng của mình? Để giữ chân khách hàng doanh nghiệp cần chú ý đến một vấn đề cốt lõi đó là các chiến lược giữ chân khách hàng cần hướng tới việc khai thác tối đa giá trị mà khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tạo cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi nhận được giá trị mà sản phẩm doanh nghiệp cung cấp, có vậy, tỷ lệ khách hàng quay lại doanh nghiệp bạn lần sau sẽ tăng cao hơn.
Khi nào cần tập trung vào Customer retention?
Việc giữ chân khách hàng là một hoạt động cần diễn ra liên tục và vào các thời điểm cần thiết sẽ cần tập trung rất nhiều.Vậy hãy xem đâu là những thời điểm tìềm năng mà bạn nên sử dụng chiến lược giữ chân khách hàng.
Khi mới bắt đầu kinh doanh hay ra sản phẩm, dịch vụ mới: Đây sẽ là thời điểm mà bạn cần tập trung nhiều nhất. Vào thời điểm này bạn cần nỗ lực tạo ra các chiến lược thu hút khách hàng tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, cần cho khách hàng thấy rằng sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp thực sự là giải pháp mang lại giá trị to lớn cho khách hàng.
Khi làm tốt điều này, đây sẽ là điểm đánh giá quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng có quay lại với doanh nghiệp của bạn hay không.
Thu hút khách hàng: khi này doanh nghiệp của bạn đang nhận doanh thu lẻ tẻ đây là lúc bạn nên có những chiến lược khiến khách hàng bị thu hút nhiều hơn. Thông thường với một doanh nghiệp thời điểm này họ sẽ thử sử dụng các chiến dịch khuyến mại hay cách chiến lược marketing thông qua Email, quảng cáo để khiến khách hàng quay lại với họ một lần nữa.
Cần sự nhất quán: Vào thời điểm này daanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng lên. Đây sẽ là thời điểm doanh nghiệp quan trọng đến tỷ lệ khách hàng quay lại. Hãy giữ chân khách hàng bằng những quy trình nhất quán của mình hãy. Bạn nên tạo cho khách hàng thấy những USP chỉ có thể thấy ở cửa hàng hay doanh nghiệp bạn.
Đã thành lập tốt: Ở thời điểm này, có vẻ như cửa hàng bạn đã vượt qua những khó khăn ban đầu, và có lượng khách hàng trung thành nhất định. Lúc này doanh nghiệp bạn nên bắt đầu có những quy trình tự động hóa và bắt đầu hướng tới việc mở rộng theo chiều ngang hoặc theo chiều sâu tùy vào mục tiêu kinh doanh của bạn.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn với mong muốn giúp bạn hiểu rõ về các khái niệm Retention là gì, Retention Rate là gì, Customer Retention là gì và những thời điểm ứng dụng cụ thể. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết.