Khi bán hàng trên Facebook, bạn có thể nhận thấy một điều rằng từ bước đăng bài đến khi có khách quan tâm, hỏi han về sản phẩm đã khó, thì việc làm sao để chốt đơn lại còn gian nan hơn rất nhiều. Cách giúp các shop vừa và nhỏ có thể sở hữu phương pháp thanh toán trên facebook chính là sử dụng dịch vụ Facebook Loyalty của CNV.
Vậy đâu là cách chốt đơn hàng trên facebook hiệu quả nhất hiện nay? Cùng mình đi vào bài viết này để tìm hiểu nhé!
Cần chuẩn bị những gì để chốt đơn hàng trên Facebook
Để có thể chốt đơn hàng nhanh & hiệu quả trên Facebook, bạn nên chuẩn bị sẵn một tệp tài liệu những câu hỏi của khách hàng về sản phẩm thường gặp như:
- Sản phẩm làm từ chất liệu gì? Chất lượng có bảo đảm hay không?
- Giá tiền sản phẩm là bao nhiêu?
- Phí ship hàng được tính như thế nào?
- Có chính sách đổi trả hay giảm giá hay không?
- Cách dùng sản phẩm như thế nào.
- Có được xem hàng trước khi thanh toán hay không?
Đây chính là những câu hỏi thường gặp nhất khi chốt đơn hàng trên Facebook, bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi này, thậm chí là tạo chatbot trả lời tự động inbox của khách hàng với những câu hỏi như trên để tiết kiệm thời gian.
Quy trình chốt đơn hàng trên Facebook gồm những bước nào?
Bước 1: Truy cập Fanpage bán hàng để kiểm tra comment và Inbox
Đầu tiên, bạn hãy truy xuất vào Fanpage kinh doanh & kiểm tra tất cả các comment, tin nhắn mà khách hàng đã gửi tới bạn. Vấn đề này đòi hỏi nhiều thời gian & sự tỉ mỉ bởi bạn sẽ trực tiếp tư vấn & trả lời thắc mắc của người tiêu dùng.
Bạn có thể đọc thêm những mục bên dưới để tư vấn cho khách chuyên nghiệp hơn nhé:
- Mục đích mua hàng.
- Sản phẩm mà họ đang thích hoặc quan tâm. Tư vấn thêm về sắc màu, kích thước.
- Gửi hình sản phẩm dựa theo tiêu chí KH chọn.
- Lắng nghé ý kiến góp ý của khách hàng.
- Chốt đơn hàng ngay khi khách hàng ưng sản phẩm
Bước 2: Cập nhật thông tin đơn hàng
Sau khi có được thông tin từ khách hàng bạn nên cập nhật lên tệp tin để giúp việc soạn hàng & quản lý đơn hàng được dễ & khắn khít hơn.
Nếu bạn đã sử dụng phần mềm thì một khi nhập đơn vào hệ thống thì lúc nào soạn đơn chỉ cần xuất file exel ra là được. Còn nếu chưa có phần mềm thì bạn có thể nhập vào tệp tin exel hoặc Google drive (Trang tính).
Các trường cần có trong tệp quản lý đơn hàng:
- Ngày phát sinh đơn hàng.
- Họ và tên, SDT, Địa chỉ KH (Mỗi thứ 1 cột).
- Chi tiết đơn hàng: cột này các bạn nhập thông tin chi tiết về các sản phẩm KH đã đặt.
- Ghi chú.
- Hiện trạng đơn hàng: Chưa gói hàng, đã gói hàng chờ gửi, đã gửi, KH đã nhận hàng, huỷ đơn hàng.
Bước 3: Xác nhận đơn hàng trước khi Ship
Xác nhận đơn hàng trước khi ship để đảm bảo SĐT khách đã cung cấp là đúng, đồng thời chắc chắn hơn về khả năng nhận hàng của khách hàng. Trước khi gọi điện thoại cho khách hàng, bạn nên dự tính những trường hợp có thể phát sinh để có thể giải quyết nhanh chóng.
Bước 4: Đóng gói và phân loại hàng để chọn hình thức Ship
- Soạn hàng & đóng gói: phần này nên phân theo khung giờ để làm cho đồng loạt.
- Phân loại hàng theo hình thức vận chuyển:
- Đơn gửi thu hộ tỉnh: Viettel Post, VN Psot, GHN,…
- Đơn nội thành HCM: Tốc Hành, giao hàng tiết kiệm,…
- Đơn Ship Gấp nội thành: 5ship, Grabbike,…
Bước 5: Kiểm tra và xử lý vấn đề khi ship hàng
Nếu như bạn gửi hàng đi tỉnh thì phải thường xuyên cập nhật tình trạng đơn hàng thông qua mã vận đơn để nhận biết hàng đã được giao hay chưa. Nếu chưa giao được thì phải hỏi lại khách nguyên nhân vì sao chưa nhận hàng để biết đường mà giải quyết.
Những bí quyết giúp chốt đơn hàng trên Facebook thành công
1/ Khẳng định sự tin tưởng khách hàng
Trước mỗi quyết định mua hàng, trong suy nghĩ của khách hàng họ luôn nghĩ đến những mối nghi ngờ, và bạn cũng cần phải biết một điều rằng khách hàng họ sẽ sẵn sàng mua hàng, đặt mua trên các Website, các trang fanpage lớn…. nếu nó đủ uy tín.
Vậy thì phải xây dựng niềm tin nơi khách hàng như thế nào?
- Fanpage phải đầy đủ các thông tin cơ bản như vị trí shop, giới thiệu công ty, sản phẩm,…
- Phải cho khách hàng thấy Fanpage của bạn là một trang fanpage lớn mặc cho thực tế nó vẫn chưa thực sự lớn.
- Ngoài trang fanpage, Web shop cũng là công cụ hỗ trợ thiết yếu.
- Bán các sản phẩm từ các thương hiệu lớn.
- Nếu như có các căn cứ để chứng nhận về giá trị, chất lượng của các sản phẩm bạn đang cung cấp, hãy cho khách hàng thấy những căn cứ đấy.
2/ Giúp khách hàng đưa ra các quyết định
Để thực hiện được việc này thì bạn cần đánh vào tâm lý sở hữu, sợ mất một thứ gì đó kể cả những lúc thứ đấy chưa từng thuộc về mình. Bằng cách trong các nội dung bài viết tiếp thị bạn dùng các câu từ như:
- Đặt hàng nhanh kẻo hết.
- Mua ngay!!! Chương trình khuyến mãi sắp hết hạn.
Hay tạo các chương trình để khách hàng họ mua hàng & nghĩ rằng mình là người may mắn.
3/ Nhân viên tư vấn cần có duyên
Đối với một người có duyên ngay cả khi năng lực tư vấn của họ không thực sự tốt thì họ vẫn có thể chốt được đơn hàng, ngược lại với rất nhiều người mặc dù năng lực tư vấn tốt những năng lực chốt đơn hàng lại không cao, nguyên nhân là do họ thiếu đi cái duyên
Đối với các đất nước ở châu Á, cái duyên của người kinh doanh luôn được quan tâm và khi tuyển nhân viên kinh doanh các chủ doanh nghiệp cũng khá chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là tại Trung Quốc.
4/ Bám sát vào khách hàng tiềm năng
Khách hàng họ đồng ý đặt hàng, ừ thì bạn đã thành công trong việc chốt đơn hàng nhưng cũng chỉ là thành công một nữa, một nữa còn lại là khi họ nhận hàng & thanh toán cho đơn hàng đó. Nhiều đơn vị bán hàng Online không chú trọng đến điều này dẫn đến tình trạng số lượng đơn hàng bị hủy lớn, gửi đi không có người nhận.
Hệ quả là hiệu quả kinh doanh không có lại còn mất phí vận chuyển. Vậy khi gặp phải trường hợp này bạn phải làm gì?
- Kiểm tra xem thông tin khách hàng có đáng tin cậy hay không, đối với các đơn hàng từ bộ phận “trẩu tre” thì bạn nên sàn lọc & không nhất thiết phải gửi đơn hàng cho các đối tượng này.
- Bạn cần phải xác minh lại địa chỉ, thông tin người nhận, số điện thoại một lần nữa trước khi gửi hàng đi.
- Thường xuyên kiểm tra bill từ bưu điện, các bưu cục vận chuyển để xác định đơn hàng đã đi đến đâu, khách hàng đã nhận được hàng hay chưa.
- Tham khảo ý kiến khách hàng về sản phẩm, xem họ có ưng ý hay không để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Làm gì nếu khách hàng từ chối sau khi tư vấn?
Khi mà đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tư vấn cho khách hàng thế nhưng họ lại từ chối, nói rằng sẽ suy nghĩ và inbox lại rồi biến mất. Lý do có thể là do:
- Giá sản phẩm quá cao, khách chưa đủ tài chính.
- Khách cũng đang xem sản phẩm của một bên khác nữa & đang băn khoăn về sự lựa chọn của mình.
- Năng lực tư vấn chưa đủ thuyết phục & khách còn đang hoài nghi về chất lượng sản phẩm.
- Khách chỉ đang đi tìm hiểu giá của tất cả các bên.
- Khách đã tìm thấy một sản phẩm khác cần ưu tiên hơn là sản phẩm của bạn.
Để có thể xử lý được những lời từ chối này, bạn phải học cách đọc tâm lý khách hàng. Nếu như bạn nhận ra họ đang còn do dự về mức giá quá cao, hãy cho họ thông tin về một chương trình khuyến mại trong ngày hoặc 1 – 2 ngày tới. Nếu còn băn khoăn về chất lượng sản phẩm thì gửi cho họ một số feedback của những khách hàng trước,…
Tạm kết
Để có thể chốt đơn khi bán hàng trên Facebook là điều không hề đơn giản. Trên đây là những chia sẻ của mình về những bí quyết chốt đơn hàng trên Facebook. Mình hy vọng bài viết phía trên đây mà mình vừa chia sẻ sẽ phần nào giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này!